QUY TRÌNH XỬ LÝ TRANH CHẤP PHÂN CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN NHƯ THẾ NÀO

5 Quy Trình Xử Lý Tranh Chấp Phân Chia Tài Sản Khi Ly Hôn

Bên cạnh việc đề nghị Tòa án giải quyết ly hôn, các cặp vợ chồng còn thường xuyên phát sinh tranh chấp liên quan đến việc phân chia tài khi sản ly hôn (phân chia tài sản khi ly hôn). Vậy quy trình xử lý tranh chấp này diễn ra như thế nào?

Việc tranh chấp phân chia tài sản khi ly hôn có thể diễn ra cùng lúc với việc Tòa án giải quyết ly hôn hoặc sau khi Tòa án đã giải quyết việc ly hôn. Bài viết này, Lac Duy & Associates sẽ tổng hợp quy trình theo đúng quy định pháp luật và phù hợp với thực tiễn đối với trường hợp tranh chấp này phát sinh đồng thời với tranh chấp phân chia tài sản ly khi hôn.

5: Bước Xử Lý Tranh Chấp Phân Chia Tài Sản khi Ly Hôn

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền

  • Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hônchia tài sản khi ly hôn là Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ/chồng (người bị khởi kiện) đang thực tế cư trú. Trong trường hợp, vợ hoặc chồng đang thực tế sinh sống ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết
  • Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
    • Đơn khởi kiện;
    • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bắt buộc là Bản chính);
    • CMND hoặc Hộ chiếu (bản sao có Công chứng)
    • Sổ hộ khẩu (bản sao có Công chứng)
    • Giấy khai sinh của các con (bản sao có Công chứng)
    • Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (bản sao có Công chứng)
    • Căn cứ yêu cầu Tòa án chia tài sản chung.

Bước 2: Tòa án xem xét đơn khởi kiện

Sau khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và ban hành một trong các thông báo sau:

  • Trả lại đơn khởi kiện: Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo và thông báo cho người khởi kiện bằng văn bản.
  • Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện: Trường hợp, Tòa án xét thấy người khởi kiện phải sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để làm rõ quyền khởi kiện và căn cứ khởi kiện.
  • Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí: Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí theo quy định pháp luật. Trừ các trường hợp được miễn nộp tạm ứng án phí.

Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ

  • Thông báo thụ lý vụ án: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án trong trường hợp đơn khởi kiện đã đầy đủ theo quy định pháp luật và người khởi kiện đã nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí trong thời hạn quy định
  • Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án.
  • Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án (nếu có), cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.
  • Yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án hoặc thực hiện một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ theo quy định của BLTTDS.
  • Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 4: Mở phiên họp kiểm tra việc giao, nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

  • Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục để thu thập tài liệu, chứng cứ về việc kết hôn, quá trình xảy ra mâu thuẫn, căn cứ ly hôn và xác minh nguồn gốc tài sản chung, quá trình tạo lập tài sản chung… Ngoài ra, Tòa án còn phải tiến hành thủ tục thẩm định giá hoặc định giá, đo vẽ, phân chia tài sản khi ly hôn… liên quan đến tài sản chung.
  • Toà án tiến hành phiên họp để các bên đều được tiếp cận chứng cứ trong vụ án và hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu trong phiên hòa giải, các đương sự vẫn có tranh chấp hoặc mâu thuẫn thì Tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa xét xử.
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, trường hợp có trở ngại khách quan hoặc tình tiết phức tạp thì được gia hạn tối đa không quá 2 tháng.

Bước 5: Xét xử vụ án

  • Trường hợp, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
  • Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa án phải mở phiên tòa, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
  • Trường hợp, sau khi xét xử sơ thẩm, đương sự có kháng cáo, Viện viểm sát có kháng nghị thì vụ án được thụ lý và xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
  • Bản án/ quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật sẽ được thi hành tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

Trên đây là toàn bộ quy trình giải quyết tranh chấp ly hôn và phân chia tài sản khi ly hôn. Trường hợp, Bạn muốn tìm luật sư tư vấn tranh chấp ly hôn hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin và các thủ tục khác liên quan đến việc tranh chấp ly hôntranh chấp hôn nhân gia đìnhtranh chấp thay đổi quyền nuôi contranh chấp nuôi contranh chấp chia tài sản chung sau khi ly hôntranh chấp tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, phân chia tài sản khi ly hôn

Tranh chấp đơn phương ly hônthuận tình ly hôn hoặc các vấn đề khác về hôn nhân và gia đình hoặc các thông tin về Luật sư tư vấn tranh chấp nuôi conLuật sư tư vấn quyền cấp dưỡngLuật sư tư vấn tranh chấp nuôi conLuật sư tư vấn đơn phương ly hôn, Luật sư tư vấn phân chia tài sản khi ly hôn …, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn và hỗ trơ kịp thời.

Rate this post