ly-hon-vang-mat

Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Vắng Mặt Như Thế Nào?

Việc giải quyết ly hôn là một quá trình tố tụng dài tại Tòa án, các cá nhân có thể yêu cầu được xét xử vắng mặt khi không thể trực tiếp tham gia (ly hôn vắng mặt) . Tuy nhiên, các trương hợp nào được xem là ly hôn vắng mặt hợp lệ và Tòa án giải quyết như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, Lac Duy & Associates sẽ phân tích các thông tin pháp lý và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề ly hôn vắng mặt.

Các trường hợp, vợ hoặc chồng (sau đây gọi là đương sự) có đơn đề nghị ly hôn vắng mặt trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc:

Đương sự không thể trực tiếp có mặt tại Tòa án để tham gia các buổi làm việc, phiên họp, phiên hòa giải, xét xử của Tòa án thì có thể có đơn đề nghị vắng mặt. Đơn đề nghị phải nêu rõ giai đoạn mà người đó không thể tham gia làm việc tại Tòa án như:

  • Ngày giờ cụ thể mà Tòa án đã ấn định làm việc về vụ việc đó;
  • Các buổi làm việc, các phiên họp, các phiên hòa giải hoặc các phiên tòa xét xử vụ án
  • Tất cả các buổi làm việc, các phiên họp, các phiên hòa giải và các phiên tòa xét xử vụ án. Tuy nhiên, đương sự phải trình bày ý kiến bằng văn bản về việc Tòa án giải quyết ly hôn và gửi/nộp tại Tòa án theo đúng quy định pháp luật.
lyhonvangmat

Có thể bạn quan tâm: Giải Quyết Ly Hôn Vắng Mặt Như Thế Nào?

Trường hợp, văn bản được lập tại nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Điều 478 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015). 

Trường hợp có ủy quyền: Giải quyết ly hôn là giải quyết về vấn đề nhân thân nên không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng tại Tòa án theo quy định tại khoản 4 Điều 85 của BLTTDS 2015: “Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện”. Tuy nhiên, đương sự có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình liên hệ với Tòa án để nhận các văn bản tố tụng của Tòa án hoặc giao các bản khai trình bày ý kiến và tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. 

Trường hợp, đương sự là bị đơn không có mặt tại Tòa án theo giấy triệu tập và không có đơn đề nghị vắng mặt, Tòa án sẽ giải quyết vắng mặt sau khi đã thực hiện triệu tập hợp lệ theo quy định tại Điều 227 và 228 của BLTTDS 2015. 

Trường hợp, đương sự là nguyên đơn không có mặt tại Tòa án theo giấy triệu tập và không có đơn đề nghị vắng mặt, Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. 

Trong trường hợp đương sự vắng mặt hiện đang thực tế cư trú, làm việc tại nước ngoài thì Tòa án sẽ thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp theo quy định của BLTTDS 2015, Luật Tương trợ tư pháp, Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008, Thông tư liên tịch số 12/TTLT/BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao. Do đó, các đương sự có quyền đề nghị Tòa án giải quyết vắng mặt mình và Tòa án cũng có quyền giải quyết vụ việc ly hôn khi đã triệu tập hợp lệ mà bị đơn không có mặt tại Tòa án.

Tuy nhiên, khi nguyên đơn không có mặt tại Tòa án theo giấy triệu tập thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của BLTTDS 2015: “Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan”.

Trường hợp, cần hỗ trợ thêm thông tin và các thủ tục khác liên quan, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn và hỗ trơ kịp thời:

  • Luật sư tư vấn tranh chấp nuôi con, Luật sư tư vấn quyền cấp dưỡng, Luật sư tư vấn tranh chấp nuôi con, Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn…,

Có thể bạn quan tâm:

Quy Trình Giải Quyết Ly Hôn

Rate this post