thuan-tinh-ly-hon

Thủ Tục Yêu Cầu Tòa Án Công Nhận Thuận Tình Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài Ra Sao?

Thuận tình ly hôn – Trong hôn nhân, vợ và chồng là 2 mắt xích quan trọng để cuộc hôn nhân đó trở nên hạnh phúc và viên mãn. Nhưng muốn 2 mắt xích đó càng ngày vững chắc cần những điều kiện cần và đủ khác để biến chúng trở nên rắn chắc và không bao giờ tách rời ra như: Kinh tế, lối sống, tính cách, sự quan tâm, con cái…Một trong những điều kiện này thiếu đi có thể làm cho các cặp vợ chồng trở nên bất hòa và không muốn sống chung với nhau.

Lúc này 2 mắt xích đã trở nên mềm mỏng và muốn tách rời để giải thoát cho cuộc hôn nhân không hạnh phúc của mình. Khi vợ chồng cùng muốn ly hôn thì cần thực hiện những thủ tục gì? Trong trường hợp vợ hoặc chồng là người nước ngoài thì thủ tục có khác biệt gì không? Lac Duy & Associates sẽ cung cấp các thông tin về hồ sơ và thủ tục thuận tình ly hôn mà trong đó vợ hoặc chồng là người nước ngoài. 

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì các trường hợp được xác định là quan hệ hôn nhân và gia đình yếu tố nước ngoài như sau:

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.” 

Vậy thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc Tòa án giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Trong phạm vi bài biết này, Lac Duy & Associates  muốn làm rõ yếu tố nước ngoài trong trường hợp này để bạn đọc có thể xác định cụ thể trình tự, thủ tục yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. 

1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì các yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện.

Nhưng khi có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác cho cơ quan cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. 

Do đó, Lac Duy & Associates  chia ra hai trường hợp cụ thể để bạn đọc dễ dàng trong việc xác định thẩm quyền Tòa án giải quyết:

1.1 Trường hợp, vợ hoặc chồng là người nước ngoài đang thực tế cư trú, sinh sống lâu dài, ổn định tại Việt Nam

Trường hợp này không thuộc Khoản 3 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nên sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng đang thực tế sinh sống.

Cần lưu ý, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tiếng nói và chữ viết dung trong tố tụng dân sự là tiếng Việt. Do đó, người tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam phải có người phiên dịch. 

1.2 Trường hợp, vợ hoặc chồng là người Việt Nam hoặc người nước ngoài và đang sinh sống, cư trú lâu dài ở nước ngoài

Tòa án không tính tại thời điểm nộp đơn yêu cầu, vợ hoặc chồng có mặt tại Việt Nam hay không, mà Tòa án xem xét việc thực tế họ đang cư trú, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hay không để xác định thẩm quyền.

Do đó, nếu vợ hoăc chồng đang cư trú, sinh sống lâu dài, ổn định tại nước ngoài thì yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người còn lại đang thưc tế sinh sống, làm việc.

Lưu ý: Vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài, không thể có mặt tại Việt Nam để nộp đơn yêu cầu thì có thể ủy quyền cho người khác thay mình nộp đơn. Nhưng vợ hoặc chồng phải trực tiếp ký tên vào đơn yêu cầu. Trường hợp, đơn yêu cầu được lập, ký ngoài lãnh thổ Việt Nam thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Hồ sơ nộp kèm đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
  • Bản sao được chứng thực hợp pháp Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, sổ hộ chiếu của vợ và chồng;
  • Bản chính giấy chứng nhận kết hôn. Trường hợp, vợ chồng không còn bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì phải cung cấp bản sao hoặc bản trích lục hợp pháp kèm theo tường trình về việc không thể cung cấp được bản chính;
  • Bản sao được chứng thực hợp pháp giấy khai sinh của con chung (nếu có);
  • Bản sao được chứng thực hợp pháp giấy tờ chứng minh tài sản chung và nợ chung (nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết).

3. Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

  • Vợ và chồng phải cùng nhau nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án.
  • Tòa án giải quyết về quan hệ hôn nhân là giải quyết về vấn đề nhân thân. Do đó, vợ chồng không thể ủy quyền cho người khác thay mình tham gia tố tụng tại Tòa án, mà phải trực tiếp
  • trình bày ý kiến và yêu cầu của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác để nộp đơn kiện, nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án hoặc nhận các văn bản tố tụng của Tòa án…

4. Sau khi nộp lại cho Tòa án Biên lai thu tiền tạm ứng lệ phí, Tòa án sẽ Thông báo thụ lý việc dân sự và giải quyết theo quy định pháp luật. 

Trên đây là ý kiến của Lac Duy & Associates về thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài. Trường hợp, cần hỗ trợ thêm thông tin và các thủ tục khác liên quan đến việc tranh chấp ly hôn, tranh chấp hôn nhân gia đình, tranh chấp thay đổi quyền nuôi con, tranh chấp nuôi con, tranh chấp chia tài sản chung sau khi ly hôn, tranh chấp tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp đơn phương ly hôn, thuận tình ly hôn

Hoặc các vấn đề khác về hôn nhân và gia đình hoặc các thông tin về Luật sư tư vấn tranh chấp nuôi con, Luật sư tư vấn quyền cấp dưỡng, Luật sư tư vấn tranh chấp nuôi con, Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn…, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn và hỗ trơ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Vắng Mặt Như Thế Nào?

Rate this post