LÀM GÌ KHI TÀU CỦA BẠN BỊ BẮT GIỮCÁC BƯỚC CẦN THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI PHÓNG TÀU BỊ BẮT GIỮ

Làm Gì Khi Tàu Bị Bắt Giữ? Các Bước Để Giải Phóng Tàu Bị Bắt Giữ

Việc giao dịch bằng đường biển tại Việt Nam ngày càng phát triển, các tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều như: Tranh chấp hợp đồng đóng tàu biển, tàu bị bắt giữ, tranh chấp hợp đồng thế chấp tàu biển, tranh chấp vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, tranh chấp hợp đồng thuê tàu, tranh chấp khi bị bắt giữ tàu biển… Các bên thường có xu hướng bắt giữ tàu biển để dễ dàng trong việc giải quyết tranh chấp. Vậy trường hợp tàu bị bắt giữ thì làm sao để được giải phòng tàu? Lac Duy & Associates làm rõ vấn đề này như sau:

Trường hợp, việc tàu bị bắt giữ không có căn cứ pháp luật thì người bị xâm phạm có quyền khiếu nại.

  • Quyền khiếu nại: Thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu trần, người khai thác tàu có quyền khiếu nại
  • Thời hạn khiếu nại: Trong thời hạn là bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định của Tòa án, thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đối với việc bắt giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải hoặc để thi hành án dân sự. Đối với trường hợp quyết định bắt giữ tàu biển ban hành trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án thì thời hạn khiếu nại là 03 (ba) ngày kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về bắt giữ tàu biển.
  • Đơn khiếu nại: Đơn khiếu nại phải được lập thành văn bản, nêu rõ các thông tin về người khiếu nại; tàu bị bắt giữ và nêu rõ quyết định bắt giữ tàu biển bị khiếu nại
  • Gửi đơn khiếu nại: Đơn khiếu nại phải được gửi đến Chánh án Tòa án đã ban hành quyết định bắt giữ tàu biển
  • Giải quyết đơn khiếu nại: Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản khiếu nại, kiến nghị đối với quyết định bắt giữ tàu biển, Chánh án Tòa án phải xem xét, giải quyết và ra một trong các quyết định sau đây: Giữ nguyên quyết định bắt giữ tàu biển hoặc hủy quyết định bắt giữ tàu biển. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

Trường hợp việc tàu bị bắt giữ là có căn cứ pháp luật

Bước 1: Xác định căn cứ để yêu cầu Tòa án thả tàu biển: Tàu biển chỉ có thể được thả khi đáp ứng một trong các căn cứ sau:

  • Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thanh toán đủ khoản nợ; Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu là người phải thi hành án đã thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án;
  • Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín; Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển.
  • Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển;
  • Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
  • Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.
  • Theo yêu cầu của Tòa án nước ngoài đã ủy thác tàu bị bắt giữ;

Bước 2: Gửi đơn yêu cầu thả tàu biển cùng tài liệu, chứng cứ chứng minh đến Tòa án đã ban hành quyết định bắt giữ tàu biển. Văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu;
  • Tên Tòa án nhận văn bản yêu cầu;
  • Tên, địa chỉ của người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ;
  • Tên, quốc tịch, số IMO, trọng tải và các đặc điểm khác của tàu biển đang bị bắt giữ; bến cảng nơi tàu biển bị bắt giữ đang hoạt động hàng hải;
  • Số, ngày, tháng, năm của quyết định bắt giữ tàu biển và Tòa án đã ra quyết định đó;
  • Lý do yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ.

Bước 3: Chờ kết quả giải quyết đơn yêu cầu thả tàu biển.

  • Ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu biển.
  • Trong thời hạn hai mươi bốn giờ kể từ thời điểm nhận được văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy có căn cứ thì Thẩm phán được phân công giải quyết việc thả tàu biển phải xem xét và ra quyết định thả tàu biển. Trường hợp không chấp nhận vì không có căn cứ thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu biển biết, trong đó nêu rõ lý do của việc không chấp nhận yêu cầu thả tàu biển.
  • Quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có hiệu lực thi hành ngay.
  • Tòa án phải giao hai bản quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải cho Giám đốc Cảng vụ để thi hành theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; gửi ngay quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp; cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cho người yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ; gửi ngay quyết định đó cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam trong trường hợp tàu biển bị bắt giữ được thả có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp, bạn đọc có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về tranh chấp tàu biển, tranh chấp bắt giữ tàu, tranh chấp giải phóng tàu, tranh chấp vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, tranh chấp hợp đồng thuê tàu, tranh chấp hợp đồng đóng tàu… có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được tư vấn kịp thời.

Rate this post