hop-dong-chuyen-nhuong

Hợp Đồng Chuyển Nhượng Là gì? Những Rủi Ro Thường Gặp Trong Hợp Đồng Chuyển Nhượng Bất Động Sản

Ngày nay, việc mua bán chuyển nhượng bất động sản thường rất phổ biến, các tranh chấp về các loại hợp đồng này cũng vì thế dần ngày càng tăng, chính vì lẽ đó mà khi tham gia giao kết các hợp đồng này các bên cần lưu ý những điều sau đây:

hopdongchuyennhuongbatdongsan

1. Định nghĩa

Hợp đồng chuyển nhượng là một trong những dạng hợp đồng dân sự phổ biến, trong đó các bên liên quan sẽ thể hiện sự thống nhất theo thỏa thuận về việc xác lập, chuyển đổi hoặc kết thúc các quyền lợi, nghĩa vụ dân sự của mình.

2. Những rủi ro thường gặp trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản

  • Đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng bất động sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Ngoài việc ghi nhận các chủ thể tham gia hợp đồng, đối tượng của hợp đồng thì hợp đồng cần phải đề cập đến các thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch để đảm bảo cho việc chuyển nhượng và tránh các rủi ro có thể xảy ra. 
  • Bên nhận chuyển nhượng cần lưu ý xem xét kỹ các giấy tờ nhà đất trước khi giao kết hợp đồng để đảm bảo quyền của, người nhận chuyển nhượng  được quyền theo đúng quy định pháp luật. 
  • Đặc biệt, hiện nay xảy ra rất nhiều tranh chấp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các tranh chấp này bị Tòa án tuyên vô hiệu do vi phạm điều cấm của xã hội, do giả tạo, do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa hoặc vô hiệu do không tuân thủ về hình thức…
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật và xã hội thường xảy ra khi các chủ thể tham vào hợp đồng mua bán thỏa thuận mức giá chuyển nhượng thấp hơn thực tế nhằm giảm mức thuế phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đến khi phát sinh tranh chấp, các bên đề nghị Tòa án giải quyết trên số tiền thực tế giao dịch. Nhưng do các bên đã vi phạm điều cấm của pháp luật, nên hợp đồng vô hiệu và các thỏa thuận khác trong hợp đồng không được pháp luật bảo vệ;
  • Bàn về vấn đề hình thức của hợp đồng, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và theo Khoản 3 Điều 167 của Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ một số trường hợp về kinh doanh bất động sản. Do đó, các bên phải tuân thủ điều kiện về hình thức để tránh trường hợp hợp đồng bị vô hiệu.
  • Ngoài ra, các trường hợp làm cho hợp đồng vô hiệu do giả tạo cũng xảy ra rất nhiều trên thực tế. Khi các chủ thể thực tế giao kết giao dịch dân sự vay tài sản, nhưng để đảm bảo cho khoản vay này, các bên thường hướng tới việc ký kết hợp đồng này để làm tin. Tuy nhiên, phương án này gặp rất nhiều rủi ro như: Người cho vay tự ý làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất dựa trên hợp đồng và bán cho người khác hoặc trường hợp khi người vay không trả được nợ, chấp nhận chuyển nhượng tài sản của mình nhưng khi xảy ra tranh chấp thì lại bị vô hiệu do che giấu giao dịch vay tài sản…

Trên đây là một số lưu ý mà Lac Duy & Associates đã tổng hợp dựa trên thực tiễn các tranh chấp đã xảy ra. Trường hợp, cần hỗ trợ, tư vấn về các loại hợp đồng dân sự nói chung và việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng nói riêng như:

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ hoặc các thông tin về Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng, Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng, Luật sư tư vấn tranh chấp chuyển nhượng bất động sản… bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Có thể bạn quan tâm: Hợp Đồng Dân Sự Và Những Vấn Đề Cần Lưu Ý

Rate this post