Lao Động Nước Ngoài Ở Việt Nam – Xin Giấy Phép Lao Động Mới Nhất 2023
Theo quy định pháp luật lao động Việt Nam, cá nhân nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam không thể tự mình xin giấy phép lao động. Hay nói cách khác, trong trường hợp cần sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp nơi cá nhân nước ngoài làm việc có nghĩa vụ làm hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho cá nhân nước ngoài đó tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội có thẩm quyền.
Trên thực tế, doanh nghiệp thường gặp rất nhiều vướng mắc dẫn đến tốn kém chi phí và thời gian, thậm chí không xin được giấy phép lao động cho cá nhân nước ngoài mà doanh nghiệp muốn ký hợp đồng lao động. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau đây để có xin giấy phép lao động một cách nhanh và hiệu quả nhất. Cụ thể như:
1. Doanh nghiệp phải xây dựng nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Theo Điều 152 Bộ Luật Lao động năm 2019 và Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định chi tiết lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp có nghĩa vụ xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và phải báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Sau đó, doanh nghiệp phải nhận được văn bản chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với từng vị trí công việc thì lúc đó doanh nghiệp mới đủ cơ sở để xin cấp giấy phép lao động cho cá nhân nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp của mình.
2. Yêu cầu về giấy chứng nhận sức khỏe khi xin giấy phép lao động
Theo quy định pháp luật lao động Việt Nam, cá nhân nước ngoài phải đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Trên thực tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do một số bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế ban hành thể hiện rằng cá nhân người lao động có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi của chính cá nhân lao động nước ngoài đó.
Hay nói cách khác, Giấy chứng nhận sức khỏe phải thể hiện rằng cá nhân nước ngoài không bị mắc các bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, bao gồm nhưng không giới hạn bởi các bệnh tâm thần, tâm thần phân liệt…
Cần lưu ý bởi vì cá nhân nước ngoài thông thường không thông thạo Tiếng Việt và các bệnh viện ở Việt Nam cũng không đủ nhân sự để có thể khám và cấp Giấy chứng nhận sức khỏe bằng tiếng Anh vừa đầy đủ nội dung pháp luật quy định.
Do đó, cần phải có phiên dịch hỗ trợ y bác sĩ của bệnh viện. Doanh nghiệp cũng nên lưu ý về thời hạn có hiệu lực của giấy khám sức khỏe (giá trị thời hạn trong vòng 03 tháng kể từ ngày cấp). Trên thực tế, có trường hợp người lao động nước ngoài bị kéo dài hồ sơ xin cấp giấy phép lao động phải khám lại sức khỏe để có đủ giấy khám sức khỏe đạt yêu cầu.
3. Văn bằng chứng chỉ
Như đã phân tích, quy định pháp luật lao động Việt Nam hạn chế doanh nghiệp Việt Nam tuyển dụng lao động là cá nhân nước ngoài đối với những việc làm mà lao động Việt Nam có thể đáp ứng. Do đó, hồ sơ xin cấp phép lao động nước ngoài cũng cần phải có bằng cấp, văn bằng chứng chỉ hợp pháp của cá nhân nước ngoài. Trên thực tế, doanh nghiệp phải hợp pháp hóa lãnh sự văn bằng , chứng chỉ do các cá nhân, tổ chức nước ngoài trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thầm quyền của Việt Nam.
Vị trí | Tài liệu tối thiểu cần chuẩn bị |
Lao động kỹ thuật | Chứng chỉ kỹ thuật do tổ chức trong nước/nước ngoài cấp; và Giấy xác nhận tối thiểu 01 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được tuyển dụng được công ty cũ cấp. |
Chuyên gia | Bằng đại học trở lên; và Giấy xác nhận tối thiều 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được tuyển dụng được công ty cũ cấp; |
Nếu có Giấy xác nhận là chuyên gia của tổ chức nước ngoài thì sẽ Không Cần Bằng đại học và giấy xác nhận 03 năm kinh nghiệm ở trên. | |
Quản lý | Bằng đại học trở lên; và Giấy xác nhận tối thiều 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực được tuyển dụng được công ty cũ cấp; |
Một số vị trí quản lý không cần bằng đại học như các vị trí sau: Giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, các phó giám đốc,… |
4. Yêu cầu giấy chứng nhận sức khỏe
Cá nhân nước ngoài muốn được tuyển dụng và làm việc hợp pháp tại Việt Nam thì cá nhân đó không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
Trên thực tế, để thể hiện nội dung này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp lý lịch tư pháp của cá nhân nước ngoài. Hiện nay, pháp luật chưa có thống nhất các nội dung của lý lịch tư pháp gồm những nội dung gì và các địa phương yêu cầu cũng không giống nhau. Đặc biệt, ủy thác tư pháp để xác nhận lý lịch tư pháp của cá nhân nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó, thời hạn chứng nhận lý lịch tư pháp (theo quy định là không quá 20 ngày) thường bị kéo dài.
5. Cần có sự nhất quán về thời hạn của giấy phép lao động và thời hạn của hợp đồng lao động trong việc ký kết hợp đồng
Việc chênh lệch giữa thời hạn của giấy phép lao động và hợp đồng lao động đối với người nước ngoài: Theo quy định trước đây, giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là 3 năm, nhưng giờ hiện nay thời hạn của giấy phép lao động chỉ tối đa không quá 2 năm, việc này sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức và người lao động nước ngoài.
Trên đây là một số thông tin cần lưu ý khi doanh nghiệp tự làm giấy phép lao động. Trong trường hợp còn thắc mắc hay cần hỗ trợ liên quan đến giấy phép lao động và trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động, bạn đọc có thể liên hệ Lạc Duy & Associates để được hỗ trợ kịp thời tại:
- SĐT: + 84 (28) 3622 1603
- Email: info@lacduy-associates.com hoặc lacduy@lacduy-associates.com
Các bài viết khác cùng Topic Lao Động Nước Ngoài
Lao Động Nước Ngoài Ở Việt Nam – Đối Tượng Xin Giấy Phép Lao Động
Lao Động Nước Ngoài Ở Việt Nam – Dịch Vụ Liên Quan Đến Giấy Phép Lao Động Của Lạc Duy & Associates