KHI NÀO THÌ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Người Sử Dụng Lao Động Được Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Khi Nào? Mới Nhất 2023

Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của một bên là việc dễ gây bất đồng, mất cân bằng lợi ích hoặc thậm chí có thể dẫn đến tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Chính vì vậy, pháp luật đã có những quy định chặt chẽ về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà ở đó, người lao động và người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

Người Sử Dụng Lao Động Được Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Khi:

Theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp sau:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
  • Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Như vậy, để người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt phải đảm bảo đủ hai điều kiện: Thoả mãn lý do theo khoản 1 Điều 38 và thoả mãn về thời hạn báo trước theo khoản 2 Điều 38.

Ngoài ra, tại Điều 12 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng:

  • Người sử dụng lao động phải quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp, làm cơ sở đánh giá người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
  • Đồng thời, quy định rõ lý do bất khả kháng gồm: Địch họa, dịch bệnh; hoặc trường hợp di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền


Trên đây là các quy định của pháp luật về các trường hợp mà người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp động. Để hiểu rõ hơn về các nội dung này hoặc các thông tin khác như: Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngtranh chấp kỷ luật lao độngtranh chấp tiền lươngtranh chấp về bảo hiểmtranh chấp điều chuyển công táctranh chấp về việc cách chức

Hoặc thông tin về Luật sư tư vấn lao động giỏiLuật sư tư vấn tiền lươngLuật sư tư vấn bảo hiểm…. bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Rate this post