hop-dong-gop-von

Hợp Đồng Góp Vốn Vào Công Ty Và Những Lưu Ý Cần Biết

Lac Duy & Associates gửi đến bạn đọc một số lưu ý khi góp vốn và mẫu hợp đồng góp vốn để tham khảo từ năm 2021. Vào ngày 01 tháng 01 năm 2021, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 (“Luật Doanh Nghiệp 2020”)

Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 (“Luật Đầu Tư 2020”) đã chính thức có hiệu lực thi hành. Việc các luật này có hiệu lực thi hành đã dẫn đến những thay đổi trong thủ tục góp vốn vào các doanh nghiệp.

Tổng hợp một số quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 về góp vốn:

Tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2020 có quy định:

“Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.”

Như vậy, có 02 (hai) hình thức góp vốn được pháp luật Việt Nam công nhận là góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Theo đó, cần lưu ý một số điểm sau:

1. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 16 Luật Doanh Nghiệp 2020, pháp luật nghiêm cấm việc kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

2. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh Nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020, trừ trường hợp sau đây:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

3. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 25 Luật Doanh Nghiệp 2020:

phần vốn góp, giá trị vốn góp, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn.

thời hạn góp vốn của từng cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần cần được thể hiện trong danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

4. Theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh Nghiệp 2020

(1) tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam

(2) Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh Nghiệp 2020 mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm: 6 Lưu Ý Để Tránh Tranh Chấp Góp Vốn Trong Doanh Nghiệp

hopdonggopvon

5. Việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn và định giá tài sản góp vốn được thực hiện theo quy định tại Điều 35 và Điều 36 Luật Doanh Nghiệp 2020.

6. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: việc góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp tuân theo quy định tại:

Điều 47 Luật Doanh Nghiệp 2020; việc tăng, giảm vốn điều lệ được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Doanh Nghiệp 2020.

7. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, việc góp vốn thành lập công ty được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh Nghiệp 2020.

8. Trong công ty cổ phần, việc góp vốn vào công ty thông qua hình thức mua cổ phiếu được thực hiện theo quy định tại Điều 112, Điều 113, Điều 127 và các điều luật có liên quan khác được quy định tại Chương V Luật Doanh Nghiệp 2020.

9. Trong công ty hợp danh, việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp được thực hiện theo quy định tại Điều 178 Luật Doanh Nghiệp 2020.

10. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

11. Việc góp vốn khi thay đổi loại hình doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của các Điều 202, Điều 203, Điều 204, Điều 205 Luật Doanh Nghiệp 2020.

Một số lưu ý về hợp đồng góp vốn:

  1. Tại Điều 117 của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 (“Bộ Luật Dân Sự 2015”) có quy định như sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. nếu hợp đồng góp vốn có hình thức trái luật thì vô hiệu”.

Đồng thời, tại Điều 122 Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”; và tại Khoản 1 Điều 407 Bộ Luật Dân Sự 2015 có quy định:

“Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”.

Do đó khi soạn thảo hợp đồng góp vốn, cần đối chiếu với các quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020, Bộ Luật Dân Sự 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác để đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng.

2. Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về nội dung hợp đồng góp vốn.

Tuy nhiên, bạn đọc có thể tham khảo các nội dung thường có trong hợp đồng được quy định tại Điều 398 Bộ Luật Dân Sự 2015 và các quy định về góp vốn trong Luật Doanh Nghiệp 2020 như đã nêu ở Mục 1 để xây dựng cho mình một bản hợp đồng góp vốn có thể hạn chế tốt nhất các rủi ro pháp lý.

Mẫu hợp đồng góp vốn: [xem thêm

Trên đây là một số lưu ý về hợp đồng góp vốn vào công ty phù hợp với những quy định mới của pháp luật Việt Nam trong năm 2021. Trường hợp còn bất kỳ vấn đề nào còn thắc mắc hay cần được tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được hỗ trợ kịp thời tại:

–           SĐT: + 84 (28) 3622 1603

–           Email: info@lacduy-associates.com hoặc lacduy@lacduy-associates.com

Trân trọng.


5/5 - (1 vote)