NHỮNG HÌNH THỨC TRANH CHẤP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP PHỔ BIẾN

2 Hình Thức Tranh Chấp Nội Bộ Doanh Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể hiểu là tranh chấp doanh nghiệp với các thành viên/cổ đông công ty, giữa các thành viên/cổ đông với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp (mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức).

Ngày nay việc tranh chấp diễn ra ngày càng nhiều, khiến cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ gây nhiều khó khan cho các chủ doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giúp các chủ doanh nghiệp nắm được các hình thức tranh chấp nội bộ doanh nghiệp phổ biến và các hướng giải quyết tối ưu dành cho doanh nghiệp.

1. Các loại tranh chấp nội bộ doanh nghiệp phổ biến

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp một số loại tranh chấp phổ biến sau:

  • Các thành viên, cổ đông không góp đủ số tiền vốn góp, số cổ phần hoặc không góp đúng thời hạn như đã cam kết. Tuy nhiên lại yêu cầu được hưởng quyền và lợi ích giống như của một người góp đủ.
  • Tranh chấp về việc định giá tài sản khi góp vốn như: định giá tài sản không chính xác với thực tế, không thỏa thuận trước về việc góp vốn và giá trị tài sản dùng để góp vốn, không chuyển sở hữu tài sản vốn góp,…
  • Tranh chấp về quyền và lợi ích nhận được như phân chia lợi nhuận; tư cách của các thành viên, cổ đông; quyền đề cử, ứng cử vào các vị trí quản lý trong công ty; không chấp nhận quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng cổ đông.

2. Trình tự giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Tranh chấp nội bộ doanh nghiệp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phổ biến nhất là do cách tổ chức nội bộ của doanh nghiệp chưa rõ ràng, thiếu lộ trình phát triển sự nghiệp cho các thành viên, chất lượng của điều lệ doanh nghiệp không cao. Do đó, trước khi thành lập công ty chúng ta phải coi trọng và xây dựng được điều lệ công ty rõ rang và thỏa mãn được đẩy đủ lợi ích của phần lớn các thành viên công ty.

Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được tối đa tranh chấp có thể xảy ra, căn cứ vào các điều khoản trong Điều lệ để giải quyết các tranh chấp phát sinh được nhanh chóng, không gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phải xây dựng được lộ trình phát triển của doanh nghiệp, tính minh bạch trong quá trình hoạt động và xây dựng nội bộ phù hợp, chất lượng.

Ngoài ra, khi xảy ra tranh chấp nội bộ trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần chuẩn bị trước các phương án giải quyết và trình tự thực hiện để có thể giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa mà hai bên đều cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được. Theo đó, doanh nghiệp có thể thực hiện theo trình tự sau:

  • Bước 1: Cùng nhau ngồi xuống thương lượng về nguyên nhân xảy ra tranh chấp. Đây là phương thức nhẹ nhàng nhất và nên được áp dụng đầu tiên khi có tranh chấp. Phương pháp này giúp giảm thiểu tối đa rủi ro pháp lý có thể xảy đến cho doanh nghiệp.
  • Bước 2: Khi đã tìm ra được nguyên nhân vxảy ra tranh chấp, doanh nghiệp có thể căn cứ vào điều lệ công ty để giải quyết. Phương pháp này giúp giải quyết các tranh chấp nhanh chóng, không gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh tuy nhiên đôi khi vẫn khiến nhiều người không phục do ban đầu Điều lệ không được xây dựng phù hợp.
  • Bước 3: Trong trường hợp không thể tự thương lượng, thỏa thuận giữa hai bên, một trong hai bên có thể nhờ đến đơn vị luật sư để giải quyết. Theo đó, tranh chấp phát sinh sẽ được các luật sư tư vấn, phân tích kỹ càng dưới góc nhìn khách quan của người thứ bà và luôn được đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, lựa chọn này có thể hài hòa được lợi ích của cả hai bên và giải quyết được tranh chấp nội bộ đang xảy ra trong doanh nghiệp. 

Trên đây là những hình thức tranh chấp phổ biến trong nội bộ doanh nghiệp và cách giải quyết. Trường hợp, cần thông tin chi tiết hoặc các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp, đào tạo pháp lý doanh nghiệp, đào tạo pháp lý chuyên sâu, đào tạo pháp chế doanh nghiệp… bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Rate this post