bao-hiem-tai-nan-lao-dong-do-nguoi-lao-dong

Tai Nạn Lao Động Do Lỗi Của Người Lao Động Có Được Hưởng Bảo Hiểm Không?

Trong quá trình làm việc, mặc dù có các thiết bị bảo hộ lao động nhưng người lao động vẫn phải đối mặt với rủi ro xảy ra tai nạn lao động. Có một trường hợp mà nhiều người lao động băn khoăn khi gặp phải đó là trường hợp xảy ra tai nạn lao động nhưng hoàn toàn do lỗi của người lao động thì người lao động có được hưởng bảo hiểm hay không. Trong bài viết này, Lac Duy & Associates sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc thông tin về vấn đề nêu trên.

Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

tai-nan-lao-dong-co-nhan-duoc-tien-bao-hiem

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định về trợ cấp tai nạn lao động như sau:

“1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:

a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động.”

Căn cứ vào các quy định nêu trên, người lao động vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm nếu tai nạn lao động xảy ra hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động);
  • Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý);
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

Như vậy, chế độ bảo hiểm này không tính đến yếu tố lỗi của người lao động khi không đảm bảo việc chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động dẫn tới bị tai nạn. Người lao động bị tai nạn do lỗi của chính mình nếu đủ điều kiện thì vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động căn cứ theo tình trạng, mức độ thương tật và mức suy giảm khả năng lao động của người lao động.

Trên đây là những quy định của pháp luật hiện hành về tai nạn lao động do lỗi của chính người lao động bị nạn. Trường hợp cần thông tin chi tiết hoặc các thông tin khác trong lĩnh vực liên quan, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (1 vote)