PHẢI LÀM SAO KHI KHÁCH HÀNG HỨA BÁN NHƯNG LẠI KHÔNG BÁN SẢN PHẨM, HOẶC HỨA MUA NHƯNG LẠI KHÔNG MUA SẢN PHẨM

Hứa Mua/Bán Sản Phẩm Nhưng Không Thực Hiện Dưới Góc Nhìn Pháp Lý

Hứa mua/bán loại hợp đồng dân sự mà trong đó các bên thỏa thuận: Bên bán hứa bán cho bên mua và bên mua hứa mua từ bên bán một sản phẩm nào đó. Thông thường thì loại hợp đồng này thường được sử dụng chủ yếu trong hoạt động hứa mua hứa bán nhà ở, đất đai… Trường hợp, sau khi giao kết hợp đồng hứa bán, nhưng bên bán không thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên mua cần thực hiện những gì? Trong bài viết này Lac Duy & Associates đưa ra các thông tin pháp lý liên quan để giải quyết câu hỏi này.

huamuaban

Hứa Mua/Bán Sản Phẩm theo pháp luật quy định:

Căn cứ theo quy định tại Điều 434 Bộ luật dân sự 2015 về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự như sau: 

  • Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
  • Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
  • Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

Hai bên đã có thỏa thuận hứa mua hứa bán nhưng không thực hiện đúng theo thỏa thuận. Như vậy, một bên đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Trong trường hợp, giữa hai bên có thỏa thuận một khoản tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện lời hứa và bên hứa vi phạm cam kết thì bên hứa sẽ phải hoàn trả lại cho bên kia khoản tiền đặt cọc, đồng thời bồi thường một khoản tiền tương đương với khoản tiền đặt cọc (nếu hai bên không có thỏa thuận khác).

Trường hợp ngược lại, nếu bên nhận hứa vi phạm cam kết thì bên nhận hứa sẽ mất khoản tiền đặt cọc cho bên hứa (nếu hai bên không có thỏa thuận khác).

Ngoài ra, nếu có thiệt hại thực tế phát sinh, bên có nghĩa vụ có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên kia, thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

Mức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được, bên bị vi phạm có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ quyết định mức bồi thường căn cứ vào nội dung vụ việc.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu tranh chấp không có đương sự khác đang cư trú ở nước ngoài hoặc liên quan đến tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.

Hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện gồm:

  • Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (đối với cá nhân) hoặc giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (đối với pháp nhân).
  • Hợp đồng hứa bán; Biên bản bổ sung, phụ lục, phụ kiện hợp đồng (nếu có).;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh bên hứa bán vi phạm nghĩa vụ;
  • Các tài liệu giao dịch khác (nếu thấy cần thiết);
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao)

Trên đây là thông tin về việc hứa mua/bán. Trường hợp, cần hỗ trợ thông tin về hợp đồng hứa mua.bán nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng hứa mua/bán căn hộ, hợp đồng hứa mua/bán, hứa mua/bán … và việc giải quyết các tranh chấp này, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Rate this post