tranh -chap-tien-coc-trong-hop-dong

Tranh Chấp Liên Quan Đến Khoản Tiền Đặt Cọc Trong Hợp Đồng Mới Nhất 2023

Với tính chất là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, các bên thường ghi nhận nghĩa vụ tiền đặt cọc trong hợp đồng của bên có quyền nhận hàng hóa hoặc dịch vụ trong các hợp đồng; chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán căn hộ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp đặt cọc hợp đồng…. Mặc dù, pháp luật Việt Nam có điều chỉnh về nghĩa vụ tiền đặt cọc trong hợp đồng.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam không quy định chi tiết về trị giá của khoản tiền đặt cọc trong hợp đồng so với tổng trị giá của hợp đồng mua bán. Trong bối cảnh đại dịch Covid 19 đang chưa kiểm soát được ở nhiều nơi trên thế giới, thì việc thực hiện hợp đồng bao gồm và không giới hạn bởi hợp đồng mua bán hàng hóa trở nên khá phổ biến. Do đó, các bên trong hợp đồng mua bán cũng thường yêu cầu bên mua đặt cọc tiền đặt cọc trong hợp đồng nhiều hơn và/hoặc áp dụng chế tài nặng hơn khi đã đặt cọc rồi nhưng chưa thực hiện hợp đồng. 

Các luật sư và chuyên gia pháp lý nhiều năm kinh nghiệm của Lac Duy & Associates chia sẻ một số (1) quy định pháp luật có liên quan đến vấn đề đặt cọc và (2) các kinh nghiệm thực tiễn có liên quan đến việc xử lý vi phạm hợp đồng khi các bên trong hợp đồng mua bán đã đặt cọc như sau:

1. Quy định của pháp luật Việt Nam về đặt cọc hợp đồng

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (theo quy định tại Điều 328 BLDS 2015).

Việc đặt cọc có thể giao kết riêng thành một hợp đồng đặt cọc độc lập, hoặc các bên có quyền thỏa thuận ghi nhận điều khoản đặt cọc vào hợp đồng đã ký kết. Dù xác lập dưới hình thức nào thì giá trị pháp lý của thỏa thuận đặt cọc được hiểu là như nhau, việc lập hợp đồng đặt cọc riêng chỉ giúp các bên có điều kiện thỏa thuận chi tiết hơn, rõ ràng hơn về đặt cọc và các nghĩa vụ phát sinh xoay quanh khoản tiền đặt cọc.

tiendatcoctronghopdong

2. Những lưu ý để bảo vệ khoản tiền đặt cọc trong hợp đồng

Khi đặt cọc trong các hợp đồng mua bán, người mua cần xác định bên bán là ai? Người nhận tiền đặt cọc của mình có phải là người có thẩm quyền thực hiện nghĩa vụ liên quan đến khoản tiền đặt cọc hay không?  Trong đó, người có thẩm quyền được hiểu là người đại diện theo pháp luật hoặc là người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền (nếu đó là tổ chức) hoặc là cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi (nếu đó là cá nhân).

Riêng đối với trường hợp ủy quyền, để phòng ngừa rủi ro, giao dịch ủy quyền bị vô hiệu, các bên cần kiểm tra việc ủy quyền có hợp pháp không (có được thực hiện bằng văn bản có chứng thực không, phạm vi ủy quyền của các bên)…

Cần ghi nhận thời gian thực hiện hợp đồng sau khi nhận tiền đặt cọc và biện pháp xử lý nếu bên nhận cọc không thực hiện hợp đồng (trả lại tiền đặt cọc, bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm hợp đồng…);

Cần lưu ý các hợp đồng khác nhau; ví dụ, hợp đồng mua bán căn hộ hay hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, pháp luật Việt Nam quy định hiệu lực của hợp đồng bị chi phối bởi việc hình thức của hợp đồng phải được công chứng.

Do đó, các bên cần phải lưu ý hợp đồng đặt cọc về nguyên tắc cũng phải công chứng để phát sinh hiệu lực pháp luật. Trong khi đó, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường như găng tay, khẩu trang thì hợp đồng nếu được ký và đóng dấu hợp lệ bởi người có thẩm quyền thì phần đặt cọc theo hợp đồng này cũng đã có hiệu lực pháp luật, không cần phải công chứng..

Lac Duy & Associates có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề này. Nếu có bất cứ thắc mắc về tranh chấp hợp đồng đặt cọc hoặc cần tư vấn tranh chấp hợp đồng đặt cọc hoặc các tranh chấp hợp đồng khác, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Rate this post