tranh-chap-thuong-mai (1)

5 Ưu Điểm Khi Giải Quyết Tranh Chấp Trọng Tài Thương Mại

Tranh chấp trọng tài thương mại là một vấn đề đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, khi xảy ra tranh chấp thì các bên có nhiều cách giải quyết. Việc lựa chọn các phương thức giải quyết phù hợp giúp các bên đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Như vậy, ưu và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại là gì? Bài viết dưới đây của Lac Duy & Associates sẽ phân tích những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này.

tranhchaptrongtaithuongmai

5 Ưu Điểm Khi Giải Quyết Tranh Chấp Trọng Tài Thương Mại

Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ có hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm; ngoài ra, ở trường hợp đặc biệt còn có giám đốc thẩm và tái thẩm; trong khi đó, trọng tài chỉ có duy nhất một cấp xét xử. Do đó, quyết định của trọng tài là chung thẩm. Quyết định này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên; các bên không thể kháng cáo hay kháng nghị như xét xử tại Tòa án.

Thứ hai, xét xử theo phương thức trọng tài là do các bên thỏa thuận lựa chọn và đứng đầu phiên xử là Hội đồng trọng tài xét xử vụ việc. Hội đồng trọng tài xét xử vụ việc là do các bên thỏa thuận lựa chọn; hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện. Vì vậy, trọng tài có thể theo dõi cuộc tranh chấp từ đầu đến cuối, có thể xâu chuỗi mọi sự kiện và đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Các bên có thể thoải mái hòa giải mà không bị gò bó như xét xử tại Tòa án.

Thứ ba, xét xử theo phương thức trọng tài là hình thức xét xử kín, nhằm đảm bảo thông tin của các bên. Các bên vẫn có thể thực hiện giao dịch mà không lộ thông tin kinh doanh ra ngoài, làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Việc xét xử bằng trọng tài đảm bảo được bí mật cao; tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương các mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có.

Thứ tư, các bên có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn một trọng tài dựa trên trình độ, năng lực; sự hiểu biết vững vàng của họ về thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên biệt.

Thứ năm, hoạt động trọng tài xét xử liên tục do đó tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như tiền bạc cho doanh nghiệp; giải quyết bằng trọng tài thể hiện tính năng động, linh hoạt, mềm dẻo.

Hiện nay, việc áp dụng giải quyết bằng trọng tài thương mại cũng ngày một phổ biến, rộng rãi hơn. Trên đây là một số nhận định giúp các doanh nghiệp có thể có một góc nhìn bao quát hơn về việc giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại, dựa trên cơ sở đó để lựa chọn phương thức phù hợp áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với Lac Duy & Associates để được tư vấn, giải đáp cụ thể.

Lac Duy & Associates là công ty luật chuyên nghiệp tại Việt Nam, được sáng lập và điều hành bởi Luật sư Lạc Thị Tú Duy (“Luật sư Lạc Duy”), người có hơn 13 năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn, xử lý và giải quyết hơn 1000 xung đột, tranh chấp trong lĩnh vực hoạt động công ty, mua bán thương mại quốc tế, hàng hải, bất động sản, lao động, hôn nhân gia đình và các loại tranh chấp dân sự, thương mại khác.

Rate this post