Mua Bán Nợ Là Gì? Điều Kiện Đối Với Mua Bán Nợ Doanh Nghiệp
Kinh tế ngày càng phát triển ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới ra đời. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm ăn phát đạt nhưng cũng có không ít doanh nghiệp không thuận lợi đứng bên bờ vưc nợ nần, thua lỗ.
Do đó, đã hình thành nên những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ doanh nghiệp. Đây là ngành nghề kinh doanh đặc thù và có những điều kiện nhất định cần lưu ý.
Mua bán nợ doanh nghiệp là gì?
Nghị định 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ (“Nghị định 69/2016/NĐ-CP”) quy định:
Nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ doanh nghiệp và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:
mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh mua bán nợ
Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ doanh nghiệp quy định:
Điều kiện chung đối với mua bán nợ doanh nghiệp
- Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.
- Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
- Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.
Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;
- Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;
- Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện:
- Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.
Điều kiện riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ
Ngoài các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này còn có:
- Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
- Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:
+ Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;
+ Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
+ Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.
+ Việc mua bán nợ doanh nghiệp phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.
+ Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.
+ Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.
Trên đây là thông tin về mua bán nợ và điều kiện về việc thành lập doanh nghiệp mua bán nợ. Trường hợp, cần cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến các vấn đề:
Thu hồi công nợ, thu hồi nợ công trong nước, thu hồi nợ quốc tế, thương lượng thu hồi công nợ, hướng dẫn thu hồi công nợ, thu hồi nợ doanh nghiệp, thu hồi nợ doanh nghiệp nhà nước, thu hồi nợ Sài Gòn, Thu hồi nợ tp hồ chí minh, bí kíp thu hồi nợ khó đòi, thu hồi nợ qua luật sư.
Thu hồi nợ xấu, đòi nợ quốc tế, xử lý nợ quốc tế, cách thu hồi nợ xấu, cách giải quyết tranh chấp xử lý nợ, tranh chấp nợ xấu… hoặc cần tìm Luật sư tư vấn thu hồi nợ xấu, Luật sư tư vấn đòi nợ công ty nước ngoài, Luật sư thu hồi nợ giỏi, Luật sư thu hồi nợ uy tín, Công ty Luật thu hồi nợ, công ty luật thu hồi nợ quốc tế… bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates.