VẤN ĐỀ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

4 Vấn Đề Pháp Lý Doanh Nghiệp Tư Nhân

Pháp lý doanh Nghiệp tư nhân, Theo quy định tại Điều 183.1 của Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp cả về mặt pháp lý.

Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Sau đây là một số vấn đề cơ bản liên quan đển doanh nghiệp tư nhân mà chủ doanh nghiệp cần xem qua khi quyết định thành lập doanh nghiệp theo hình thức này.

1.Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: (1) Được thành lập theo quy định của pháp luật; (2) Có cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và (4) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Xét rằng doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập giữa tài sản của một doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp vàrong quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng tài, doanh nghiệp tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia tranh tụng, do đó, doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn điệu kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật.

Trên thực tế, việc không phải là pháp lý doanh nghiệp tư nhân cũng gặp không ít khó khăn nhất định và bị hạn chế ít nhiều trong hoạt động thương mại và pháp lý dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành.

2.Về vốn và khả năng huy động vốn và pháp lý doanh nghiệp tư nhân

Nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân ban đầu xuất phát chủ yếu từ tài sản một cá nhân. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Vốn đó có thể là vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác thì doanh nghiệp phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản (Điều 184.1 của Luật Doanh nghiệp 2014).

Như vậy, nếu phá vỡ yếu tố một chủ sở hữu về vốn thỉ doanh nghiệp đó sẽ không còn là doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật.

Theo đó, trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.

Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, mặc dù bị cấm huy động vốn bằng việc phát hành chứng khoán nhưng Luật Doanh nghiệp 2014 cho doanh nghiệp tư nhân huy động vốn dưới các hình thức khác như vay ngân hàng.

3.Về vấn đề quản lý doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, do đó có quyền định đoạt đối với tài sản doanh nghiệp cũng như có toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lý doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất.

Theo đó, chủ doanh nghiệp có thể tự mình quản lý hoặc thuê người khác quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp này chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trước mọi pháp lý của doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

4.Về nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp khi bán doanh nghiệp tư nhân.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho cá nhân khác nhưng phải đảm bảo hoàn tất tất các nghĩa vụ sau đây:

  • Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác;
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Trên đây là những thông tin cần thiết về việc áp dụng pháp luật trong việc pháp lý doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp, cần thông tin chi tiết hoặc các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp, đào tạo pháp lý doanh nghiệp, đào tạo pháp lý chuyên sâu, đào tạo pháp chế doanh nghiệp, pháp lý doanh nghiệp tư nhân… bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Rate this post