CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI XẢY RA TRANH CHẤP

Các Loại Hợp Đồng Và Những Lưu Ý Khi Xảy Ra Tranh Chấp Hợp Đồng

Trong cuộc sống hằng ngày các giao dịch liên tục diễn ra và hợp đồng được sử dụng để bảo đảm cho các giao dịch đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào các giao dịch này cũng diễn ra suôn sẻ, đôi khi còn dẫn đến tranh chấp hợp đồng. Bài viết này, Lac Duy & Associates tổng hợp một số loại hợp đồng thông dụng và những lưu ý khi xảy ra tranh chấp.

tranhchaphopdong

1.Các loại hợp đồng

Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật dân sự 2015 quy định các loại hợp đồng chủ yếu bao gồm:

  • Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
  • Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
  • Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
  • Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
  • Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

2.Những lưu ý khi xảy ra tranh chấp hợp đồng

2.1 Chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp

  • Tranh chấp hợp đồng có thể giải quyết bằng các phương thức: thương lượng, hòa giải, thông qua trọng tài, thông qua Tòa án.
  • Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp cần lưu ý đến các yếu tố sau để lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp:
    • Các lợi thế mà phương thức đó có thể mang lại cho các bên;
    • Mức độ phù hợp của phương thức đó đối với nội dung và tính chất của tranh chấp với cả thiện chí của các bên;
    • Thái độ hay qui định của nhà nước đối với quyền chọn lựa phương thức giải quyết của các bên.
  • Trường hợp, các bên đã thỏa thuận cơ quan có thẩm quyền và pháp luật cụ thể để giải quyết tranh chấp và thỏa thuận này không trái quy định pháp luật thì ưu tiên được sử dụng.

2.2 Lưu ý về thời hiệu khởi kiện

  • Đối với thời hiệu khởi kiện về hợp đồng được quy định tại Điều 429 BLDS 2015 như sau: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”.
  • Các bên cần lưu tâm đến vấn đề thời hiệu để kịp thời khởi kiện tại cơ quan có thẩm quyền tránh trường hợp kéo dài thời gian dẫn đến mất quyền khởi kiện.

Trên đây là những loại hợp đồng thông dụng và việc giải quyết các tranh chấp này. Trường hợp, bạn đọc cần hỗ trợ hoặc cần tư vấn về các loại hợp đồng dân sự nói chung hoặc việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng như: Tranh chấp hợp đồng hứa mua, hứa bán, tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, căn hộ… bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Rate this post