thua-ke-bat-dong-san-khi-khong-co-di-chuc

Thừa Kế Bất Động Sản Khi Không Có Di Chúc

Khi một người chết đi mà không để lại di chúc, di sản của họ sẽ được chia cho người thân thích của mình (thừa kế bất động sản) theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực pháp lý, việc này được gọi là “thừa kế theo pháp luật” và tuân theo những quy định chung ở Chương XXIII (Từ Điều 649 đến Điều 655) của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 (“Bộ Luật Dân Sự”).

Trên thực tế, việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật rất dễ phát sinh tranh chấp  giữa các thành viên trong gia đình khi tài sản bất động sản vì giá trị của di sản lớn và có nhiều vấn đề pháp lý khác cần xem xét. Trong bài viết này, Lac Duy & Associates sẽ đưa ra góc nhìn tổng quan nhất về việc thừa kế theo pháp luật đối với di sản là bất động sản:

1. Bất động sản là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 107 của Bộ Luật Dân Sự: “Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai; b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật”. Bất động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai (Khoản 2 Điều 105 Bộ Luật Dân Sự) và cần được đăng ký quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân Sự và pháp luật về đăng ký tài sản (Khoản 1 Điều 106 của Bộ Luật Dân Sự).

Theo quy định của Điều 612 Bộ Luật Dân Sự, bất động sản được xem là di sản khi bất động sản đó là tài sản riêng của người chết hoặc thuộc phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

2. Thừa kế bất động sản theo pháp luật đối v

Theo quy định tại Điều 649 Bộ Luật Dân Sự, “thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.

Tại Điều 650 Bộ Luật Dân Sự có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, việc phân chia di sản mà người chết để lại cho những người được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với bất động sản được thực hiện khi người chết không có di chúc hoặc thuộc các trường hợp khác theo quy định tại Điều 650 Bộ Luật Dân Sự nêu trên.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu Di Chúc Mới Nhất 2021

https://lacduy-associates.com/mau-di-chuc-moi-nhat-2021/

3. Thứ tự hưởng di sản thừa kế

thu-tu-huong-di-san-thua-ke

Theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân Sự, việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo thứ tự như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

4. Một số trường hợp đặc biệt:

4.1 Thừa kế thế vị: Theo Điều 652 Bộ Luật Dân Sự: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

4.2 Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: Theo Điều 653 Bộ Luật Dân Sự: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”.

4.3 Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế: Theo Điều 654 Bộ Luật Dân Sự: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.

4.4 Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác: Tại Điều 655 Bộ Luật Dân Sự có quy định về vấn đề này như sau:

(1) Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

(2) Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

(3) Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản”.

Trên đây là những ý kiến tổng quan nhất về việc thừa kế bất động sản theo pháp luật. Trường hợp còn thắc mắc hay cần hỗ trợ, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được hỗ trợ kịp thời tại:

– SĐT: + 84 (28) 3622 1603

– Email: info@lacduy-associates.com hoặc lacduy@lacduy-associates.com

Trân trọng.

Rate this post