soan-thao-dang-ky-thoa-uoc-lao-dong-tap-the

4 Lưu Ý Khi Soạn Thảo Và Đăng Ký Thỏa Ước Lao Động Tập Thể

Khác với nội quy lao động, BLLĐ 2019 không yêu cầu mọi người sử dụng lao động, mọi doanh nghiệp phải soạn thảo thỏa ước lao động tập thể. Thay vào đó, BLLĐ 2019 chỉ yêu cầu đối với các doanh nghiệp nếu chọn soạn thảo TƯLĐTT thì cần phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục để TƯLĐTT phát sinh hiệu lực. Trong bài viết này Lac Duy & Associates sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm, vướng mắc trong quá trình soạn thảo, thông qua, đăng ký TƯLĐTT.

thoauoclaodongtapthe

4 thỏa ước lao động tập thể

Thứ nhất, các TƯLĐTT thường sơ sài cả về mặt nội dung và hình thức. Trên thực tế, có những TƯLĐTT gần như sao chép lại các quy định của pháp luật. Điều này làm giảm giá trị, ý nghĩa của các TƯLĐTT và có thể dẫn đến nhiều khó khăn khi sử dụng TULĐTT để giải quyết các tranh chấp về lao động, cá nhân và/hoặc tập thể.

Thứ hai, BLLĐ 2019 xác lập quyền của người sử dụng lao động yêu cầu tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thương lượng với mục đích ký kết TƯLĐTT và không yêu cầu phải có sự tham gia của công đoàn cấp trên trực tiếp. Trên thực tế, bộ phận nhân sự – hành chính chuẩn bị, soạn thảo và sau đó chuyển cho công đoàn (theo BLLĐ 2012) góp ý và thông qua.

Sự tham gia của công đoàn (BLLĐ 2012) và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở cũng mang tính chất hình thức. Do đó, các nội dung của TƯLĐTT cũng không thật sự gắn liền với tâm tư, nguyện vọng thực tế của người lao động.

Thứ ba, sự tham gia của các đơn vị tư vấn pháp luật lao động và/hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong quá trình soạn thảo, thông qua TƯLĐTT còn nhiều hạn chế.

Điều này xuất phát từ nhiều lý do, có thể bởi vì luật không yêu cầu và, thậm chí, một số người sử dụng lao động không có đủ kinh phí cho các hoạt động tư vấn pháp luật về cách soạn thảo, rà soát nội dung của TƯLĐTT.

Trong khi đó, bộ phận phụ trách soạn thảo và/hoặc người lao động cũng ít có cơ hội cọ xát, tiếp xúc với các tranh chấp lao động tập thể.

Thứ tư, BLLĐ 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định khá chi tiết về việc đăng ký TƯLĐ tập thể. Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải gửi TƯLĐTT đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày TƯLĐTT được ký kết.

Nếu không thực hiện thủ tục này, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Trên đây là một số khó khăn khi tự soạn thảo thỏa ước lao động tập thể, đăng ký TƯLĐTT. Trường hợp còn thắc mắc hay cần hỗ trợ liên quan đến thỏa ước lao động tập thể, soạn thảo, đăng ký thỏa ước lao động tập thể, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được hỗ trợ kịp thời tại:

Rate this post