QUY TRÌNH KHỞI KIỆN THU HỒI NỢ DOANH NGHIỆP

QUY TRÌNH KHỞI KIỆN THU HỒI NỢ DOANH NGHIỆP 2023

Khởi kiện thu hồi nợ doanh nghiệp luôn là bài toán khó cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân từ trước đến nay. Đây là công việc rất khó khăn và nhạy cảm, đòi hỏi người đi thu hồi nợ phải nắm rõ các vấn đề pháp lý như thủ tục khởi kiện, hồ sơ khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Sau đây, Lac Duy & Associates sẽ phân tích quy trình khởi kiện thu hồi nợ doanh nghiệp:

Quy trình khởi kiện thu hồi nợ doanh nghiệp:

Thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu;
  • Chứng minh nhân dân và hộ khẩu của người khởi kiện
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp hiện đang hoạt động và tư cách pháp nhân, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc vay nợ, giao nhận tiền và thanh toán;
  • Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có)

Thứ hai: Nộp đơn khởi kiện

  • Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo tại Toà án nhân dân cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở nếu không có đương sự nào khác hiện đang cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài.
  • Việc nộp đơn khởi kiện có thể thông qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền

Thứ ba, Tòa án xử lý đơn khởi kiện. Sau khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và ban hành một trong các thông báo sau:

  • Trả lại đơn khởi kiện: Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo và thông báo cho người khởi kiện bằng văn bản.
  • Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện: Trường hợp, Tòa án xét thấy người khởi kiện phải sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để làm rõ quyền khởi kiện và căn cứ khởi kiện.
  • Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí: Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí theo quy định pháp luật. Trừ các trường hợp được miễn nộp tạm ứng án phí.
  • Thông báo thụ lý vụ án: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án trong trường hợp đơn khởi kiện đã đầy đủ theo quy định pháp luật và người khởi kiện đã nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí trong thời hạn quy định

Thứ tư: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án

  • Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4-6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án có thể gia hạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
  • Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
  • Trường hợp không thể hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được, Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ án và đưa vụ án ra xét xử.

Lưu ý về thời hiệu khởi kiện: Điều 429 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Do đó, thời hiệu trong trường hợp này được xác định là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ trả nợ hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp của bên cho vay.

Trên đây là quy trình khởi kiện thu hồi nợ doanh nghiệp. Trường hợp, cần cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến các vấn đề: Thu hồi nợ, thu hồi nợ trong nước, thu hồi nợ quốc tế, thu hồi nợ xấu, khởi kiện thu hồi nợ doanh nghiệp, đòi nợ quốc tế, xử lý nợ quốc tế, cách thu hồi nợ xấu, cách giải quyết tranh chấp xử lý nợ, tranh chấp nợ xấu… hoặc cần tìm Luật sư tư vấn thu hồi nợ xấu, Luật sư tư vấn đòi nợ công ty nước ngoài, Luật sư thu hồi nợ tại HCM… bạn đọ có thể liên hệ Lac Duy & Associates.

Rate this post