Site icon Lac Duy Associates Law Firm

Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Dân Sự

giai-quyet-tranh-chap-dan-su

Hiện nay, tranh chấp hợp đồng dân sự là một trong những loại tranh chấp dân sự phổ biến. Vậy khi xảy ra tranh chấp thì quy trình giải quyết tranh chấp sẽ diễn ra như thế nào? Hôm nay, Lac Duy & Associates sẽ đưa ra quy trình giải quyết tranh chấp để quý bạn đọc tham khảo.

Xem thêm: Tranh Chấp Dân Sự Và Các Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Dân Sự

Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về tranh chấp hợp đồng dân sự. Có thể hiểu rằng tranh chấp hợp đồng dân sự là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng.

Các loại tranh chấp hợp đồng dân sự phổ biến hiện nay là tranh chấp những nội dung sau:

Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Thương lượng

Hòa giải

Giống với thương lượng, hòa giải là quá trình trao đổi, thỏa thuận và mang lại sự thỏa thuận thống nhất cho các bên. Tuy nhiên hòa giải có sự can thiệp của bên thứ ba, là người trung gian đứng ra giải quyết xung đột, mâu thuẫn và đưa ra sự thống nhất

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Trong trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì các bên có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp tại trọng tài.

Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự tại Tòa án:

Bước 1: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại Điều 26 và khoản 1 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì Tòa án nhân dân cấp quận/huyện là Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự. Trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cụ thể: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này”

Để xác định thẩm quyền theo lãnh thổ thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, sinh sống giải quyết.

Đối với tranh chấp phá sinh từ quan hệ hợp đồng, thì các bên có thể lựa chọn Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện để giải quyết.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện:

Bước 3: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

Bước 4: Tòa án xem xét hồ sơ đơn khởi kiện

Sau khi Tòa án nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét đơn khởi kiện và ban hành một trong các thông báo sau:

Trả lại đơn khởi kiện: Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo và thông báo cho người khởi kiện bằng văn bản.

Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện: Trường hợp, Tòa án xét thấy người khởi kiện phải sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện hoặc cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để làm rõ quyền khởi kiện và căn cứ khởi kiện.

Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí: Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí theo quy định pháp luật. Trừ các trường hợp được miễn nộp tạm ứng án phí.

Thông báo thụ lý vụ án: Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án trong trường hợp đơn khởi kiện đã đầy đủ theo quy định pháp luật và người khởi kiện đã nộp lại cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí trong thời hạn quy định

Có thể bạn quan tâm: 9 Lưu Ý Về Hợp Đồng Dân Sự Bạn Cần Nắm Rõ

Bước 5: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án

Thời hạn giải quyết vụ án: Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4-6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án có thể gia hạn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp, các bên không hòa giải được thì Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục tố tụng để phục vụ cho việc giải quyết vụ án.

Sau đó, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Trường hợp, các đương sự trong vụ án có kháng cáo hoặc Viện Kiểm sát có kháng nghị thì vụ án được tiếp tục xét xử theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Lac Duy & Associates  về quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự. Đây cũng là nguồn tham khảo cho bạn đọc khi cần giải quyết tranh chấp này. Ngoài ra, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates  để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời về các vấn đề khác như: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng hứa mua hứa bán, hợp đồng đặt cọc…

Rate this post
Exit mobile version