Án phí là số tiền mà đương sự phải nộp đối với mỗi vụ việc mà Tòa án giải quyết. Mức án phí thừa kế phải nộp phụ thuộc vào từng loại vụ việc, lĩnh vực, giá trị tranh chấp, cấp xét xử, các trường hợp được miễn, giảm án phí. Pháp luật đã quy định cụ thể về nghĩa vụ nộp án phí, mức án phí tại bộ luật tố tụng và các văn bản có liên quan.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định việc nộp án phí thừa kế, mức án phí, nộp án phí thừa kế, đặc biệt còn nhiều vướng mắc làm cho đương sự còn gặp nhiều khó khăn việc giải quyết vụ việc của mình, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự.
Ai là người trả án phí thừa kế:
Khác với những vụ án thông thường, đối với vụ án chia di sản thừa kế thì án phí được xác định là mỗi bên đương sự phải chịu án phí thừa kế dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia trong khối di sản thừa kế. Cụ thể, theo khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
- Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung, di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản chung hoặc trong khối di sản thừa kế. Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch;
- Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:
- Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.
- Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.
- Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.
Cụ thể, mức án phí chia tài sản thừa kế được quy định cụ thể theo bảng sau:
Vụ việc | Vụ việc |
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch | 300.000 đồng |
Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng. |
Trên đây là ý kiến tư vấn của Lac Duy & Associates về án phí giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản. Đây cũng là nguồn tham khảo cho bạn đọc khi cần giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời về việc giải quyêt tranh chấp thừa kế, tranh chấp thừa kế tài sản, tranh chấp chia thừa kế bất động sản, tranh chấp thừa kế di chúc…
Có thể bạn quan tâm:
Quy Trình Xử Lý Tranh Chấp Thừa Kế 2020