Site icon Lac Duy Associates Law Firm

Các Tranh Chấp Nội Bộ Thường Gặp Tại Doanh Nghiệp

NỘI BỘ DOANH NGHIỆP THƯỜNG XẢY RA NHỮNG TRANH CHẤP NÀO

Hiện nay khi kinh tế phát triển, có ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động, song song với đó là những mâu thuẫn, tranh chấp nội bộ có thể xảy ra giữa nội bộ những người thành lập và điều hành công ty. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các cá nhân trong công ty mà còn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty.

Câu hỏi đặt ra là nội bộ doanh nghiệp có thể xảy ra những tranh chấp nào để từ đó những người chủ doanh nghiệp có thể đề phòng các rủi ro xảy ra tranh chấp. Để giải quyết câu hỏi này, sau đây là những khái niệm cơ bản và các nguyên tắc quan trọng để giải quyết những tranh chấp nội bộ thường xảy ra trong doanh nghiệp.

1. Những tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thường xảy ra

Tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu là các mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh doanh, thương mại, lao động giữa hai bên, giữa nhóm hoặc các nhóm, giữa các thành viên, cổ đông mà có thể kể đến như:

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Nguyên tắc 1: Xác định đúng nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp và thích đáng. Tranh chấp trong doanh nghiệp chủ yếu bắt nguồn từ mô hình thành lập, mối quan hệ giữa các thành viên lãnh đạo và các thỏa thuận ban đầu còn thiếu chặt chẽ nên làm nảy sinh tranh chấp là tất yếu.

Do đó, việc xác định nguyên nhân xảy ra tranh chấp là hết sức cần thiết và là điều kiện tiên quyết để có thể tìm ra phương hướng giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp một cách ôn hòa.

Nguyên tắc 2: Đối với những tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, pháp luật vẫn ưu tiên khuyến khích các bên tự thương lượng, thỏa thuận và hòa giải với nhau. Theo đó, việc tự thương lượng, thỏa thuận với nhau sẽ giúp cho tranh chấp nội bộ không bị phát triển mạnh thêm và không làm ảnh hưởng đến uy tín của các bên.

Tuy nhiên, nếu hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận với nhau hoặc thương lượng, thỏa thuận không thành thì lựa chọn cuối cùng đó chính là khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Khi chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, các bên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hình thức, về thẩm quyền của Tòa án, thủ tục, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Vì Tòa án xét xử công khai, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật nên đây có thể là một điểm khá bất lợi cho các bên tranh chấp khi những bí mật kinh doanh có khả năng bị tiết lộ và uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút. Do đó, các bên có thể cân nhắc khởi kiện ra trọng tài thương mại đối với những tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động thương mại mà trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại 2010.

Trên đây là những tranh chấp phổ biến trong nội bộ doanh nghiệp và cách giải quyết. Trường hợp, cần thông tin chi tiết hoặc các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp, tranh chấp thành viên, đào tạo pháp lý doanh nghiệp, đào tạo pháp lý chuyên sâu, đào tạo pháp chế doanh nghiệp… bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Rate this post
Exit mobile version