Trong các phương thức kinh doanh thì hợp tác kinh doanh là một phương thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tranh chấp góp vốn Khi kinh doanh mặc dù không một doanh nghiệp nào mong muốn xảy ra những rủi ro pháp lý nhưng trong thực tiễn, có rất nhiều dạng rủi ro pháp lý tiềm ẩn có thể xảy ra và có thể kể đến như rủi ro pháp khi doanh nghiệp nhầm lẫn hoặc chưa rõ khái niệm cơ bản của từ ngữ “góp vốn” theo quy định pháp luật mà đến túc lúc xảy ra tranh chấp góp vốn thì mới nhận ra.
Vì vậy, bài viết sau đây sẽ phân tích các quy định pháp luật doanh nghiệp liên quan đến góp vốn và những điều cần lưu ý để tránh tranh chấp góp vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Định nghĩa về góp vốn trong Luật Doanh nghiệp 2014
Theo quy định tại Điều 4.13 của Luật Doanh nghiệp 2014 “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập”.
Như vậy, có thể hiểu góp vốn trong kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ ra khoản tài sản của mình (tiền, vàng, tài sản khác…) góp cho doanh nghiệp nhằm thành lập doanh nghiệp hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện góp vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam
Thực tế, trước khi góp vốn hay đầu tư kinh doanh, những nhà đầu tư, người góp vốn, người hợp tác kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn: (i) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và (ii) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
- Về chuyển nhượng cổ phần: Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Về việc góp vốn bằng tiền mặt: Theo Điều 35.1 của Luật Doanh nghiệp 2014 thì “tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng theo Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức sau:
- Thanh toán bằng Séc;
- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
- Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt khác.
Tranh Chấp góp vốn
Trên đây là những lưu ý để phòng tránh tranh chấp góp vốn trong doanh nghiệp. Trường hợp cần thêm thông tin chi tiết hoặc các thông tin khác liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, tranh chấp góp vốn, hợp đồng mua bán cổ phần, pháp lý doanh nghiệp hoặc việc giải quyết các tranh chấp này, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.