Đăng ký Kết hôn với người nước ngoài không còn là khái niệm mới mẻ với nhiều người Việt Nam hiện nay và càng trở nên phổ biến khi nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên vì khác nhau về mặt quốc tịch và có những quy định đặc thù nên có nhiều trường hợp gặp khó khăn về thủ tục, giấy tờ khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam. Trong bài viết này, Lac Duy & Associates sẽ cung cấp cho quý bạn đọc về các thủ tục cần thiết khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật hộ tịch 2014 và Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài chung theo mẫu được quy định ở Phụ lục Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch;
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người Việt Nam và người nước ngoài.
Lưu ý:
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.
- Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
3. Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam và của ngước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Nngười đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi
4. Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân của người Việt Nam.
Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình theo yêu cầu thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.
Ngoài các giấy tờ trên, tùy từng trường hợp mà các bên phải nộp một số giấy tờ tương ứng. Cụ thể:
- Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bảo sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy kết hôn.
- Nếu là công chức, viên chức hoặc những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.
- Nếu người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.
Lưu ý: Đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật; đồng thời phải còn thời hạn sử dụng.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài để cán bộ tiếp nhận và xem xét hồ sơ
Theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 thì thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam. Các bên đăng ký kết hôn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
- Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cán bộ viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và trả kết quả;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật hộ tịch 2014 và khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng Phòng tư pháp chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và đề xuất của Phòng tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn. Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Bước 4: Tiến hành đăng ký kết hôn
Khoản 3 Điều 38 Luật hộ tịch 2014 quy định như sau: Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nếu tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào sổ hộ tịch và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trên đây là những thông tin cần thiết về việc thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp, cần thông tin chi tiết hoặc các thông tin khác trong lĩnh vực liên quan, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.