Hợp đồng mua bán đóng tàu:
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và Nghị định số số: 171/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển, thì nguyên tắc, việc ký kết hợp đồng mua bán đóng tàu biển được mua, bán, đóng mới phải đáp ứng điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Các bên tham gia hợp đồng mua bán đóng tàu biển, đặc biệt là hợp đồng mua bán đóng tàu cần lưu ý những gì để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra khi phát sinh tranh chấp? Bài viết này, Lac Duy & Associates sẽ đưa ra các rủi ro có thể xảy tra trong quá trình tranh cấp về loại hợp đồng này.
Việc mua bán, đóng mới tàu biển được thực hiện qua các hình thức:
- Hình thức mua, bán tàu biển của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước.
- Dự án đóng mới tàu biển của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước.
- Hình thức mua, bán, đóng mới tàu biển của doanh nghiệp không có vốn nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
- Căn cứ quyết định mua, bán, đóng mới tàu biển; hợp đồng mua, bán, đóng mới tàu biển; biên bản giao nhận tàu biển và văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển của Cục Đăng kiểm Việt Nam sau khi thực hiện kiểm tra lần đầu đối với tàu biển nhập khẩu, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển.
- Việc kiểm tra thực tế tàu biển xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện tại Việt Nam hoặc các địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.
Từ đó cũng phát sinh nhiều tranh chấp trong hợp đồng tàu biển như:
- Các bên thường có tranh chấp về nghĩa vụ đăng ký tàu biển, việc đăng ký tàu biển được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định về đăng ký và mua, bán tàu biển. Do đó, các bên cần thực hiện theo quy định này để hạn chế rủi ro.
- Những rủi ro gây ra tổn thất hoặc thiệt hại đối với tàu như chi phí sửa chữa, thay thế hoặc thay mới bất kỳ bộ phận nào có khuyết tật;
- Tranh chấp cũng có thể xảy ra trong trường hợp hạ thuỷ tàu không thành công;
- Những rủi ro ô nhiễm; Lỗi thiết kế; Trách nhiệm đâm va; Tổn thất chung và cứu hộ hoặc Trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I).
Do đó để hạn chế thấp nhất những rủi ro phát sinh và tranh chấp không đáng có thì việc tìm đến một đơn vị uy tín trong lĩnh vực hàng hải để được hỗ trợ là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân và tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Trường hợp, bạn đọc có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về tranh chấp tàu biển, tranh chấp bắt giữ tàu, tranh chấp giải phóng tàu, tranh chấp vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, tranh chấp hợp đồng thuê tàu, tranh chấp hợp đồng đóng tàu hoặc giải quyết tranh chấp về hàng hải và vận tải biển … có thể liên hệ Lac Duy & Associates để được tư vấn kịp thời.
Mã Download: 5479