Trong việc mua bán hàng hóa quốc tế thì tranh chấp xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh việc xác định tranh chấp và lên phương án giải quyết thì yếu tố quan trong không kém là lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp. Phương án giải quyết phù hợp sẽ giúp các bên tối ưu thời gian, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao nhất.
Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định bốn phương thức giải quyết tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế phổ biến bao gồm: thương lượng; hòa giải thương mại; giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Xem thêm: Các Tranh Chấp Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế Phổ Biến Tại Việt Nam
Phương pháp thương lượng
Thương lượng là phương pháp đầu tiên và hữu hiệu khi phát sinh tranh chấp và cũng là phương pháp được phần lớn các thương nhân ưu tiên áp dụng bởi có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ thương mại.
Hòa giải thương mại
Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định hòa giải thương mại được là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải.
Hòa giải thương mại được lựa chọn khi các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng hoặc theo hình thức thỏa thuận riêng bằng văn bản.
Giải quyết tại Trọng tài thương mại
Thứ nhất, giải quyết tại trọng tài thương mại là đặc điểm điển hình trong lĩnh vực thương mại bởi do tính linh hoạt, tạo quyền chủ động giữa các bên, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo bí mật.
Thứ hai, Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp sau:
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
- Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
Thứ ba, điều kiện để được giải quyết tại trọng tài là:
- Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
- Thỏa thuận không được vô hiệu: tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài; người thỏa thuận không có thẩm quyền, năng lực hành vi dân sự; hình thức xác lập của thỏa thuận không phù hợp với quy định, vi phạm điều cấm của Luật.
Giải quyết tại Tòa án
- Ngoài việc lựa chọn Trọng tài là cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế thì Tòa án cũng là cơ quan được nhiều chủ thể trong giao dịch thương mại lựa chọn để giải quyết tranh chấp.
- Trường hợp, trong hợp đồng các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết.
- Việc giải quyết các tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện theo trình tự, thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam.
Trên đây là các phương án giải quyết tranh chấp thường được áp dụng. Việc lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp là rất quan trọng, giúp các bên giải quyết tranh chấp nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trường hợp, cần thêm thông tin về các loại hợp đông thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán cổ phần và việc giải quyết các loại tranh chấp này… bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: