Mặc dù, pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế tài sản, nhưng vấn đề này được điều chỉnh, thay đổi qua các thời kỳ và có nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này. Lac Duy & Associates sẽ phân tích cụ thể vấn đề
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế như sau:
1. Trước khi Bộ Luật dân sự (BLDS) 2015 có hiệu lực thi hành
Theo Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được quy định như sau:
- Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”.
- Cụ thể, thời hiệu khởi kiện về thừa kế tài sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này.
- Theo Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì khi áp dụng thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế cần chú ý đối với những việc thừa kế đã mở trước ngày 10-9-1990, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990, do đó:
- Sau ngày 10-9-2000, đương sự không có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác;
- Sau ngày 10-9-1993, đương sự không có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các chi phí từ di sản.
- Theo quy định của BLDS 1995 và 2005 thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
2.Kể từ thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực thi hành
- Theo quy định tại Điều 623 của BLDS 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Ngoài ra, cũng theo BLDS 2015 quy định các giao dịch xác lập trước ngày bộ luật này có hiệu lực thì áp dụng quy định về thời hiệu theo quy định của bộ luật này.
- Theo Giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao: “Mục I. Về dân sự: Trường hợp người để lại di sản thừa kế chết trước năm 1987 mà hiện nay Tòa án mới thụ lý, giải quyết tranh chấp thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được xác định như thế nào?
Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30-6-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành
Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25-11-2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính thì từ ngày 01-01-2017, Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự “Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.
Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10-9-1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10-9-1990.
Khi xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-7-1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia; thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-9-2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia”.
Qua đó, kể từ thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực thi hành thì thời hiệu chia thừa kế là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế đối với bất động sản. Theo Văn bản giải đáp thắc mắc nêu trên thì mở thừa kế trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 10/9/1990, có nghĩa là đến 10/9/2020 mới hết thời hiệu.
Tuy nhiên, giải đáp thắc mắc không phải là quy phạm pháp luật. Trên đây là ý kiến tư vấn của Lac Duy & Associates về thời hiệu giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản. Đây cũng là nguồn tham khảo cho bạn đọc khi cần giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế này.
Ngoài ra, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời về việc giải quyết tranh chấp thừa kế, thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế tài sản, thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế bất động sản, tranh chấp thừa kế di chúc, thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế