Vấn đề nợ xấu càng ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Vậy nợ xấu là gì? Làm sao để thu hồi nợ xấu? Lac Duy & Associates sẽ phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này.
Nợ xấu là gì?
Là khoản nợ, khoản nghĩa vụ tài chính chưa được thanh toán (trả nợ) của cá nhân, tổ chức, pháp nhân đối với các tổ chức tín dụng (gồm Ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng…) sau một khoảng thời gian [định lượng] quy định, hoặc đó là khoản nợ/nghĩa vụ có tính chất [định tính] mang yếu rủi ro khó có khả năng thanh toán/trả nợ.
Ngoài ra, Điều 4 Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội quy định về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (“Nghị Quyết 42/2017/QH14”) và Điều 1 của Phụ lục kèm theo Nghị Quyết 42/2017/QH14 thì nợ xấu gồm:
- Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;
- Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.
- Khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được xác định theo quy định tại các điều 2, 3, 4 và 5 của Phụ lục này; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng.
Có bao nhiêu hình thức thu hồi nợ xấu?
Có nhiều loại hình thức thu hồi nợ khác nhau, mỗi loại mang những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Do đó, tùy vào trường hợp cần có sự hiểu biết và vận dụng linh hoạt để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hiện nay, có hai hình thức thu hồi nợ phổ biến bao gồm: Thu hồi nợ bằng “thương lượng” và thu hồi nợ qua “pháp lý”.
1.Thu hồi nợ qua thương lượng
- Thu hồi nợ qua thương lượng là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng con đường tác động tới khách nợ về mặt tình cảm, tâm lý, nhưng vẫn đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng.
- Các giai đoạn thu hồi nợ qua thương lượng gồm:
+ Giai đoạn chuẩn bị đàm phán: Giai đoạn này bao gồm: nghiên cứu hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tìm hiểu về khách nợ, đặt ra mục tiêu và các quy trình để đàm phán.
+ Tiếp xúc với khách nợ: Bao gồm công việc liên hệ, gọi điện, email, đặt lịch hẹn làm việc trực tiếp với khách nợ. Đa số các trường hợp, quá trình tiếp xúc trực tiếp khách nợ thường kéo dài. Do đó, mỗi quá trình thương lượng với khách nợ đều rất quan trọng, người phụ trách thu hồi nợ cần có kỹ năng thương lượng, hiểu rõ ở mỗi quá trình cần phải làm gì. Cụ thể:
+ Thương lượng thông qua việc tác động vào tình cảm, tâm lý: Nên để khách nợ lựa chọn địa điểm trước. Bởi lẽ, trong giai đoạn đầu của quá trình thương lượng cần bảo mật thông tin cho khách nợ cũng như giữ thể diện, uy tín cho khách nợ. Đây là vấn đề tế nhị, đôi khi khách nợ không muốn để người thân, đồng nghiệp, bạn bè… biết điều này; Thái độ của người thu hồi nợ cần cởi mở, nhẹ nhàng, đánh vào tình cảm và sự tự trọng của khách nợ. Tuyệt đối không nên nhắc đến pháp luật, không có thái độ đe dọa khách nợ;
+ Thương lượng bằng cách tác động bên thứ ba: Việc tác động hướng đến thể diện và uy tín một cách gián tiếp cũng là một hình thức khá hiệu quả, thông qua bên thứ ba. Bên thứ ba ở đây có thể là những người có uy tín đối với khách nợ, người có ảnh hưởng trong việc làm ăn với khách nợ.
+ Thương lượng bằng cách gây sức ép: Biện pháp này thường áp dụng trong trường hợp khách nợ không chịu hợp tác và cố tình không trả nợ. Bằng cách gây sức ép lên uy tín của khách nợ thông qua hình thức truyền thông, mạng xã hội…
2.Thu hồi nợ bằng pháp lý
- Là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng việc thực hiện theo các quy định của pháp luật. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận khác đã ký kết giữa các bên để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
- Việc thu hồi nợ xấu được thực hiện thông qua việc khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để buộc khách nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
- Ưu điểm của thu hồi nợ bằng pháp lý:
+ Đây là giải pháp được áp dụng hiệu quả, đảm bảo đúng quy định pháp luật, giúp thu hồi được các khoản nợ khó đòi, giải quyết các khoản nợ phức tạp.
+ Đây là biện pháp sẽ được áp dụng khi mọi nỗ lực thương lượng, thuyết phục không thành.
+ Đối với các trường hợp khách nợ cố tình tẩu tán tài sản thì phương pháp thu hồi nợ bằng pháp lý là phương pháp tối ưu, đem lại nhiều hiệu quả nhất.
+ Thu hồi nợ bằng pháp lý được dùng để gây áp lực lên khách nợ bằng việc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hạn chế một số quyền dân sự của khách nợ, tác động đến tâm lý để thu hồi nợ nhanh chóng.
Mỗi doanh nghiệp có thể tự mình thu hồi công nợ hoặc có thể sử dụng dịch vụ thu hồi nợ từ các công ty luật hoặc cần cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến các vấn đề: Thu hồi nợ, thu hồi nợ trong nước, thu hồi nợ quốc tế, thu hồi nợ xấu, đòi nợ quốc tế, xử lý nợ quốc tế, cách thu hồi nợ xấu, cách giải quyết tranh chấp xử lý nợ, tranh chấp nợ xấu… hoặc cần tìm Luật sư tư vấn thu hồi nợ xấu, Luật sư tư vấn đòi nợ công ty nước ngoài, Luật sư thu hồi nợ tại HCM… bạn đọ có thể liên hệ Lac Duy & Associates.