Hiện nay, trong các vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng thì tranh chấp về hợp đồng thi công xây dựng chiếm tỉ lệ lớn. Đây là loại hợp đồng có giá trị lớn, không phải mua bán các sản phẩm có sẵn mà hầu hết là các giao dịch trong tương lai, vì thế rất dễ xảy ra tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Lac Duy & Associates có những lưu ý về hợp đồng thi công xây dựng cho quý bạn đọc để hạn chế tranh chấp phát sinh khi thực hiện giao dịch này.
Xem thêm: Các Loại Hợp Đồng Thi Công, Xây Dựng Dự Án Năm 2021
Những lưu ý về hợp đồng thì công xây dựng:
Thứ nhất, về hình thức hợp đồng: Hợp đồng thi công xây dựng phải được lập bằng văn bản.
Thứ hai, về nội dung của hợp đồng
Theo Điều 141 Luật Xây dựng 2014, được hướng dẫn bởi Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì nội dung của Hợp đồng thi xây dựng phải bao gồm:
- Căn cứ pháp lý áp dụng.
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
- Các nội dung khác như bảo hiểm và bảo lãnh theo hợp đồng xây dựng, hợp đồng thầu phụ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
Các nội dung này phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể để hạn chế việc tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
Ví dụ:
- Để hạn chế tranh chấp thường xảy ra là hạng mục công việc thay đổi so với hợp đồng đã ký, nên xác định trách nhiệm rõ ràng theo hợp đồng. Như vậy, khi phát sinh công việc bổ sung thĩ chỉ cần tuân thủ đúng quy trình, đúng hợp đồng.
- Để phòng ngừa tranh chấp trong phạt chậm tiến độ nên xác định rõ trong hợp đồng thế nào là hoàn thành công trình. Từ đó tránh nhầm lẫn trong việc tiếp quản công trình theo hợp đồng, trên thực tế hay theo luật.
Trên đây là những lưu ý của Lac Duy & Assoiates về hợp đồng thi công xây dựng. Đây cũng là nguồn tham khảo cho bạn đọc khi cần giải quyết tranh chấp này. Ngoài ra, bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ kịp thời về các vấn đề khác như: Tranh chấp hợp đồng thi công, tư vấn tranh chấp hợp đồng thi công…