Site icon Lac Duy Associates Law Firm

Trình Tự Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Cá Nhân

giai-quyet-tranh-chap-lao-dong

Giải quyết tranh chấp lao động là quá trình mà ở đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng quy định pháp luật lao động nhằm giải quyết những tranh chấp cá nhân hay tập thể giữa các bên trong quan hệ lao động. Mục đích của việc giải quyết tranh chấp là khôi phục, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.

Tìm hiểu thêm: Khái Niệm Và Phân Loại Các Tranh Chấp Lao Động

Đối với tranh chấp lao động cá nhân, điều 200, 201 và 202 Bộ luật lao động 2012 quy định thời hiệu, thẩm quyền, trình tự giải quyết như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm Hoà giải viên lao động và Toà án nhân dân.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp

Thời hiệu để yêu cầu thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, thời hiệu để yêu cầu Toà án giải quyết là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Tiến hành hoà giải tại Hòa giải viên lao động

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hoà giải viên lao động phải kết thúc việc hoà giải. Phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng.

Lưu ý rằng, biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

Giải quyết tranh chấp tại Toà án

Mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hoà giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo luật định (5 ngày làm việc) mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Như vậy, hoà giải là thủ tục bắt buộc trong trình tự giải quyết tranh chấp lao động, trừ một số trường hợp mà pháp luật cho phép không bắt buộc thông qua thủ tục hoà giải:

Điểm mới tại Bộ luật lao động 2019

Bộ luật lao động 2019 quy định cơ bản giống với quy định về thẩm quyền, thời hiệu, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân vừa phân tích trên. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm mới cần kể đến theo quy định tại Điều 187, 188 và 190 Bộ luật lao động 2019:

Bạn đọc có thể liên hệ Lac Duy & Associates để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời về các thông tin khác như: Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp kỷ luật lao động, tranh chấp tiền lương, tranh chấp về bảo hiểm, tranh chấp điều chuyển công tác, tranh chấp về việc cách chức… hoặc thông tin về Luật sư tư vấn lao động giỏi, Luật sư tư vấn tiền lương, Luật sư tư vấn bảo hiểm…

Tìm hiểu thêm: Các Hình Thức Xử Lý Tranh Chấp Kỷ Luật Lao Động

Rate this post
Exit mobile version