Site icon Lac Duy Associates Law Firm

Chồng/Vợ Tự Ý Bán Tài Sản Chung Có Thể Kiện Đòi Lại Được Không?

ChồngVợ Tự Ý Bán Tài Sản Thì Người VợChồng Có Thể Kiện Đòi Lại Được Không

Chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chịu sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Về nguyên tắc thì vợ, chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Như vậy, người chồng có được tự ý bán tài sản chung không? Trường hợp người chồng tự ý bán tài sản chung của vợ chồng thì vợ có thể kiện đòi lại được không?

1. Thế nào là tài sản chung của vợ chồng?

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, tài sản chung của vợ chồng được xác định cụ thể như sau:

2. Về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

Điều 29.1 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng là: “Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.”

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, bán tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận được quy định cụ thể tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

3. Chồng/Vợ tự ý bán tài sản chung của Vợ/Chồng thì có thể kiện đòi lại được không?

Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hôn nhân gia đình 2014 còn quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng như sau:

“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.”

Như vậy, trong trường hợp người chồng tự ý bán tài sản chung không thỏa thuận với người vợ và cũng không nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì người vợ có thể yêu cầu trả lại tài sản này. Và trong trường hợp người chồng tự ý bán tài sản thuộc điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người vợ có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và lấy lại tài sản theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Trên đây là nhhuyện nơi chồng cư trú để được xchiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Trư hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồnggiải quyết. iền để hoàn trả.rả cho nhau những gì đã nhận. điểm giao dịch được xác lập.yền yêu cầu Tòa án tuy.

Trân trọng.

Mã Download: 5365

5/5 - (1 vote)
Exit mobile version